Theo tài liệu tư vấn khách hàng và định hướng phát triển công nghệ của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như Avaya, Siemens, Cisco, AudioCodes, Alcatel-Lucent,… đều tập trung vào phát triển trên nền tảng IP, trong đó các dịch vụ, ứng dụng thoại VoIP được tập trung khá nhiều nguồn lực. Các doanh nghiệp trên toàn thế giới cũng có xu hướng đầu tư hoặc nâng cấp hạ tầng viễn thông truyền thống của họ sang hạ tầng viễn thông thoại VoIP, một mặt bắt kịp xu thế của thời đại công nghệ, mặt khác tận dụng những dịch vụ tiện ích Đa truyền thông ngày càng phát triển trên hạ tầng IP, từ thoại thông thường cho đến Fax qua IP, hội nghị truyền hình, email, chat, truyền hình trực tuyến,… giảm chi phí đầu tư nâng cấp hoặc mở rộng và bắt kịp công nghệ khi hòa nhập vào một thế giới phẳng.
Sau đây là 10 lý do sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn tầm quan trọng của mục đích nâng cấp từ tổng đài PBX thông thường truyền thống sang tổng đài IP-PBX trên nền tảng VoIP:
1. Bước chuyển hướng chiến lược của các nhà cung cấp dịch vụ, ứng dụng và thiết bị VoIP
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, trong vài năm sắp tới sẽ có khoảng 300 tỷ đôla Mỹ kinh phí đầu tư cho ngành công nghiệp viễn thông và được chuyển sang cho các thiết bị, dịch vụ mạng hỗ trợ giải pháp IP Telephony trên mạng LAN và các dịch vụ VoIP trọn gói trên mạng WAN. Nhờ xuất hiện đúng lúc, công nghệ mạng hỗ trợ IP Telephony và VoIP đã có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến thị trường cung cấp các dịch vụ, ứng dụng viễn thông.
2. Đa dạng tính năng – Hiệu quả kinh tế cao
IP Telephony và VoIP đã làm cho các tính năng của điện thoại truyền thống trở nên lỗi thời vì tất cả tính năng, ứng dụng thông tin liên lạc mới hiện đã có mặt trên thế giới với Hội tụ Truyền Thông Hợp Nhất hỗ trợ nền tảng mạng IP. Số lượng và chủng loại tính năng thoại có ở các giải pháp IP Telephony và VoIP hiện nay được đánh giá là rất nhiều và hấp dẫn. Tất cả tính năng này có sẵn mà không đòi hỏi thêm bất kỳ chi phí đầu tư nào bởi vì chúng hoạt động trên nền tảng mạng IP và được “vận chuyển” trên mạng Lan/Wan/Internet như các ứng dụng máy tính thông thường.
3. Tiết kiệm chi phí đầu tư VoIP
Ngày nay, hầu hết các tổ chức, DN đều sử dụng mô hình hệ thống điện thoại truyền thống, hoặc đã chuyển đổi toàn bộ hay từng phần sang hệ thống IP Telephony và VoIP (tổng đài IP-PBX hay các IP-Centrex) để hỗ trợ tốt hơn cho công việc kinh doanh. Nếu doang nghiệp đã trang bị thiết bị kỹ thuật số (như tổng đài PBX), thì có thể tiết kiệm được đáng kể chi phí đầu tư bằng cách tái sử dụng hầu hết các thiết bị này với hệ thống VoIP mới.
4. Dễ bảo trì
Nhờ có khả năng loại bỏ tận gốc những hệ thống thông tin trùng lắp và dư thừa, các tác vụ chính của việc cài đặt và quản lý hệ thống IP Telephony và VoIP trở nên dễ dàng hơn. Những thao tác di chuyển, bổ sung và thay đổi ở hệ thống điện thoại truyền thống trước đây đòi hỏi tài nguyên phức tạp và thường rất tốn kém (như đi dây cáp hạ tầng, vị trí đặt máy, khả năng mở rộng thêm Extension máy nhánh của hệ thống, công suất tải,…), nhưng với hệ thống IP Telephony thì mạng VoIP sẽ tự động tự điều chỉnh để tương thích với vị trí mới của người dùng. Nhà quản lý hệ thống có thể từ bất kỳ máy tính nối mạng nào đều có thể tiến hành kiểm tra, thiết lập mục đích sử dụng, tài khoản và nhiều dữ liệu khác cho người dùng. Với hệ thống viễn thông nền IP, công việc quản lý và bảo trì mạng thoại trở nên kinh tế và hiệu quả hơn.
5. Linh hoạt và cơ động
IP Softphone là giải pháp phần mềm gọi điện thoại Internet dành cho các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows. Phần mềm này cho phép người dùng dễ dàng truy xuất đến các dịch vụ viễn thông thời gian thực (có hoặc không thu phí) và những tính năng cải tiến khác với cách thức sử dụng thật đơn giản: chỉ cần nhấn chuột để quay số cuộc gọi. Trong một mạng viễn thông nền IP, nhân viên có thể tự do đi lại bất kỳ đâu trong văn phòng công ty, nối máy tính xách tay vào mạng, bắt đầu làm việc và nhận/thực hiện các cuộc gọi. Mạng sẽ tự động nhận dạng người dùng và áp đặt các thông tin cá nhân (profile) của người dùng đó có trong cơ sở dữ liệu kiểm soát của hệ thống. Thậm chí, nhân viên còn có thể chuyển tiếp các cuộc gọi đến vào bất kỳ điện thoại bàn nào ở những vị trí tạm thời (Điện thoại này không cần thiết phải hỗ trợ IP).
6. Nhiều tính năng hấp dẫn
VoIP với những ưu điểm như giảm chi phí liên lạc; khả năng tích hợp dễ dàng các hệ thống dữ liệu, thoại và video về lưu trữ và tương tác trực tuyến; cơ sở dữ liệu có khả năng kiểm soát tập trung; tính năng thoại di động cải tiến giúp tiết kiệm thời gian và chi phí…Với giao thức SIP (Session Initiation Protocol) cho phép nhiều ứng dụng, thiết bị phần cứng mới dễ dàng triển khai giải pháp VoIP trên mạng LAN, WAN hoặc Internet. Hầu hết các modem và router ADSL hiện nay đều hỗ trợ VoIP và giao thức SIP, các DN vừa và nhỏ có thể nhanh chóng triển khai mô hình ĐT Internet thông qua đường truyền Internet với các dịch vụ VoIP miễn phí như iFone, IPTel, DrayTel, MediaRing, Voice777…
7. Khả năng quản lý toàn diện
Các mạng viễn thông nền IP luôn cung cấp một nền tảng hiệu quả để quản lý toàn diện hệ thống. Bạn có khả năng kiểm soát chi tiết đến từng bit dữ liệu đang được lưu chuyển trên mạng IP Telephony (LAN) hay mạng VoIP (WAN). Trong các mạng chuyên dụng này (mạng viễn thông nền IP), chất lượng thoại có thể đạt đến 99,99%. Con số này không đồng nghĩa với việc “trục trặc không bao giờ xảy ra” nhưng trong môi trường mạng hội tụ nền IP, khả năng phát hiện sớm các triệu chứng và thay đổi những cài đặt trước khi có bất kỳ trục trặc nào xảy ra đã được cải tiến đáng kể.
8. Cộng tác thời gian thực
VoIP hoạt động trên nền tảng mạng IP và nhiều ứng dụng web trước đây chỉ có thể hoạt động trên Internet thì hiện giờ đã có thể hoạt động trên mạng nền IP. Người dùng có thể truy cập các website cần thiết ngay từ chiếc ĐT để bàn nền IP hoặc đưa các đường link đặc biệt lên trang chủ của ĐT đang sử dụng. Người dùng có thể bổ sung giải pháp ĐT kèm hình ảnh Video Telephony Solution bằng các phần mềm ứng dụng video trên nền IP, qua đó cho phép một máy tính để bàn hay máy tính xách tay giả lập một chiếc ĐT IP trong văn phòng. Chất lượng hình ảnh và âm thanh khi sử dụng trên mạng nội bộ thường tốt hơn khi sử dụng qua kết nối Internet do hiếm khi gặp phải tình trạng trễ tiếng hay khựng hình.
9. Sử dụng băng thông hợp lý
Lưu lượng truyền dữ liệu máy tính (không phải là dữ liệu thoại) trên hệ thống mạng ĐT thường chỉ chiếm khoảng 30% băng thông của toàn hệ thống. Ưu điểm của VoIP là dữ liệu được đóng lại thành gói và các gói dữ liệu này được truyền thông qua kết nối T-1 trên một phần nhỏ băng thông của kênh DSO.
10. Giảm chi phí ĐT đường dài
Nếu một DN có nhiều văn phòng cách xa nhau (ở các thành phố, tỉnh hay quốc gia khác) thì VoIP sẽ giúp tiết kiệm được đáng kể chi phí gọi điện thoại đường dài giữa các văn phòng này. Tất cả những gì DN cần làm là bổ sung thêm giải pháp phần cứng và phần mềm thích hợp vào hệ thống mạng máy tính sẵn có của mình. Với một hệ thống VoIP hoàn chỉnh, DN thậm chí còn có thể triển khai giải pháp chuyển tiếp cuộc gọi thông minh, cho phép “hạn chế” các cuộc gọi đường dài trực tiếp từ một khu vực (tỉnh, thành phố hay quốc gia) sang một khu vực khác (cả 2 khu vực này phải có văn phòng của DN này) bằng cách chuyển dữ liệu thoại thông qua mạng VoIP nội bộ rồi sau đó chuyển tiếp sang hệ thống PSTN.
Phân phối thiết bị VoIP và Hội nghị truyền hình trực tuyến
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ DU HƯNG
Add: 36A, Nguyễn Gia Trí, P.25, Bình Thạnh, HCM
Tel: 02873000246 - Hotline: 19006069
Email: info@duhung.vn
Website: www.duhung.vn
0 nhận xét